Hướng dẫn cách làm hồng treo gió Đà Lạt tại nhà

Hồng treo gió là gì, hồng treo có nguồn gốc ở đâu? và cách làm hồng treo gió tại nhà như thế nào để có món ăn ngon!

Hồng treo gió là món ăn xuất phát từ Nhật Bản. Tuy nhiên, ở Việt Nam 2 – 3 năm nay đang rất nở rộ, đặc biệt là Đà Lạt. Đối với các bà nội trợ rất yêu thích món này, sau khi trái hồng chín cây không có các biện pháp sơ chế kịp thời sẽ chín rụng và thất thu.

Sau khi tham khảo cách làm hồng treo gió Nhật Bản, hồng Đà Lạt được đánh giá là hồng ngon và đẹp nên đã được  áp dụng rất thành công và cho ra thành quả mong muốn.

Hướng dẫn cách làm hồng treo gió Đà Lạt tại nhà
Hướng dẫn cách làm hồng treo gió Đà Lạt tại nhà

Chính vì thế, hướng dẫn cách làm hồng treo gió Đà Lạt tại nhà đem lại những công thức thực hiện món hồng treo gió và đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cho ra những quả hồng dẻo hơn, ngọt hơn.  

Sau đây là các bước hướng dẫn cách làm hồng treo gió Đà Lạt tại nhà:

Bước 1: Chọn hồng

Hồng Đà Lạt được chọn để làm hồng treo gió có 3 loại là hồng trứng lửa, hồng trứng lốc và hồng vuông 82.

Hướng dẫn chọn hồng đẹp làm hồng treo tại nhà
Loại hồng làm hồng treo gió

Hồng trứng lửa màu đỏ cam khi làm hồng treo gió sẽ cho ra màu sắc đẹp và vị ngọt hơn.

Hồng trứng lốc trái nhỏ hơn nhưng màu vàng cam.

Hồng vuông 82 trái có hình hơi vuông,màu đỏ cam cũng rất thích hợp làm hồng treo gió.

Nên chọn hồng như thế nào?

Nên chọn những trái hồng màu vàng cam đậm hoặc đỏ cam có vỏ căng mọng, sờ vào cứng không bị mềm, những trái không bị vết sâu chích, dập nát. Đặc biệt là những trái còn cuống tươi, không bị khô héo, rụng để treo được.

Bước 2: Sơ chế hồng

Những quả hồng đã được chọn lựa đem đi rửa sạch, để ráo khô và sau đó gọt vỏ, lưu ý gọt vỏ để lại phần cuống treo, và gọt từ trên xuống dưới để trái hồng đều và đẹp hơn.

Bước 3: Khử trùng hồng

Có 2 cách để khử trùng hồng là trụng qua nước sôi hoặc nhúng qua rượu.

Trụng qua nước sôi, cho hồng vào nước sôi để 5-7 giây rồi vớt ra để khô.

Nhúng qua rượu, cho hồng vào rượu trắng nhúng qua và vớt ra ngay để rượu không ngấm vào hồng và sấy ở 30 độ C.

Cách khử trùng hồng này đảm bảo cho hồng không bị ẩm mốc khi hong gió.

Bước 4: Treo hồng

Cột hồng vào dây theo chuỗi, cột mỗi quả cách nhau một khoảng nhỏ tránh giữa các quả bị dính vào nhau. Đảm bảo dây cột chắc chắn, không bị lỏng. Các chuỗi hồng không quá dài , tránh chạm đất gây ra ẩm mốc .

Treo hồng lên giàn cao trong nhà nơi thoáng mát có gió hoặc ở nơi thoáng mát tránh côn trùng hoặc phải có màn che lại tránh côn trùng tiếp xúc. Tránh nắng quá to làm hồng mất nước  hoặc mưa dễ làm hồng bị mốc.

Bước 5: Massage hồng

Tới khoảng ngày thứ 7, kiểm tra hồng, bóp đều nhẹ  quả hồng để hồng tiết ra mật và mềm dẻo hơn, tiếp tục phơi gió và nắn hồng 2 ngày một lần.

Bước 6: Thu hoạch

Tùy vào khẩu vị mỗi người muốn ăn khô hay ẩm hơn, thì thu hoạch từ 18-30 ngày, hạ giàn hồng xuống, tháo dây.

*Lưu ý bảo quản:

Bảo quản hồng trong ngăn mát hoặc hút chân không để giữ hồng được lâu hơn.

Tránh để hồng bị ướt mưa, loại bỏ những quả bị ẩm mốc để tránh lây lan cho những quả khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *